Gia Đình Hôn nhân cứu chuộc: câu chuyện của một người vô thần và một người Công Giáo “Tôi muốn yêu, với một tình yêu đặc biệt đối với những người có nguồn gốc, tôn giáo hay ý tưởng tách biệt họ với tôi; chính những người mà tôi phải cố gắng hiểu và là những người cần tôi trao cho họ một chút những gì Chúa đã đặt vào trong tôi.” Tiến sĩ Felix Leseur và vợ là Elisabeth đã có một đám cưới tuyệt vời ở Paris, nhưng những rắc rối trong cuộc sống hôn nhân của họ bắt đầu xảy ra ngay sau đó. Bất chấp họ đã đưa ra lời hứa trước hôn nhân là tôn trọng niềm tin Công Giáo của Elisabeth. Tuy nhiên, Tiến sĩ Felix Leseur bắt đầu thực hiện việc tiêu diệt đức tin của vợ mình là Elisabeth. Anh ta cố gắng tranh luận với cô về đức tin của cô và đặt những cuốn sách nói về chủ nghĩa vô thần khắp nơi trong nhà. Tuy nhiên, cuộc tấn công của anh muốn tiêu diệt đức tin của vợ mình lại đặt ra câu hỏi cho Elisabeth để cô tìm kiếm câu trả lời. Thay vì từ bỏ đức tin, cô bắt đầu đọc các câu chuyện trong Tin Mừng về cuộc đời Chúa Giêsu một cách chậm rãi và suy ngẫm. Bên cạnh đó, cô cũng đọc về đời sống của các Thánh. Cô đã học được những nền tảng trí tuệ về đức tin cho đời sống của mình. Cô bắt đầu phục vụ người nghèo và người bệnh tật trong cộng đồng của mình. Cô bắt đầu cầu nguyện cho chồng mình và tất cả những người mà cô tiếp xúc. Nhưng chồng cô không từ bỏ hy vọng hủy hoại đức tin của cô. Mặc dù vẫn là một người chồng yêu thương vợ, nhưng anh ấy đã tìm mọi cách để thể hiện sự ngu ngốc của Đạo Công Giáo, khiến mối quan hệ của họ vô cùng căng thẳng. Ông thậm chí còn viết sách và biên tập một tờ báo nhằm cổ võ chủ nghĩa vô thần và thể hiện sự ngu xuẩn của Đạo Công Giáo. Anh ta để đầy trên các giá sách trong nhà bằng những cuốn sách chống tôn giáo và mời những người bạn vô thần của mình đến nhà để chỉ cho cô ấy về những sai lầm trong niềm tin của cô ta vào Đạo Công Giáo. Để đáp lại sự chống phá của chồng, cô tìm cách thực sự hiểu chồng mình. Cô nhắm đến “cô cần ngày càng đi sâu hơn vào các tâm hồn của những người mà cô gặp gỡ, tiếp cận họ với sự tôn trọng và tế nhị, chạm vào họ bằng tình yêu. Luôn cố gắng hiểu mọi thứ và mọi người. Không tranh luận; thay vào đó hãy làm việc và làm gương sáng cho mọi người bằng những việc làm tốt; xua tan thành kiến; yêu đến cùng cho dù người khác thờ ơ hay chống đối với mình; nói sự thật một cách trọn vẹn.” Cô viết: “Tôi muốn yêu, với một tình yêu đặc biệt đối với những người có nguồn gốc, tôn giáo hay ý tưởng tách biệt họ với tôi; chính những người mà tôi phải cố gắng hiểu và là những người cần tôi trao cho họ một chút những gì Chúa đã đặt vào trong tôi.” Vì thế, mỗi khi cô gặp chồng, cô không gặp bằng sự chế giễu, quở trách mà bằng tình yêu và sự thấu hiểu. Cô cầu nguyện liên tục cho chồng của mình. Nhưng rồi cô bị một căn bệnh khủng khiếp tấn công, cô bị ung thư vú. Các phương pháp điều trị đều không hiệu quả. Cô ấy bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục công việc giúp đỡ người nghèo và người bệnh. Cô luôn nằm ở trên giường và chịu sự đau đớn của căn bệnh. Tuy nhiên, việc mất đi sức mạnh thể xác này không ngăn cản cô quan tâm và yêu thương người khác. Cô viết: “Qua kinh nghiệm, tôi biết rằng trong những giờ thử thách và đau khổ của mình thì người khác sẽ nhận được một số ân sủng nhất định, điều mà mọi nỗ lực của chúng ta cho đến nay vẫn chưa đạt được. Do đó, tôi đã đi đến kết luận rằng đau khổ là hình thức hành động cao nhất, biểu hiện cao nhất của sự Hiệp Thông tuyệt vời với các Thánh, và trong đau khổ, người ta chắc chắn không phạm sai lầm. Sự đau khổ của mình sẽ là hữu ích cho người khác và cho những mục đích vĩ đại mà một người khao khát được phục vụ.” Cô đã dâng hiến sự đau khổ của mình như Thánh Phaolô đã viết: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.” (Col. 1:24). Như George MacDonald đã lưu ý, Con Thiên Chúa đã chịu đau khổ cho đến chết, không phải để chúng ta không đau khổ mà để chúng ta có thể chịu đau khổ giống như Ngài. Từ sự đau khổ của giúp cho Felix nhận thấy vợ của anh đã can đảm chịu đựng nỗi đau như thế nào. Anh thấy rằng đức tin của cô khiến cô mạnh mẽ, khiến cô yêu thương, khiến cô xinh đẹp. Khi sắp qua đời ở tuổi 47, cô nói với chồng: “Felix, khi em chết, anh sẽ trở thành một người Công Giáo và một Linh Mục của Dòng Đa Minh”. Anh ấy trả lời: “Elisabeth, em biết cảm xúc của anh. Anh đã thề căm ghét Chúa, anh sẽ sống trong hận thù với Chúa và anh sẽ chết trong đó.” Tuy nhiên, cô vẫn lặp lại lời nói của mình rồi chết trong vòng tay chồng. Đám tang của Elisabeth rất trang trọng và chật kín người mà Felix chưa từng gặp. Họ là những người mà Elisabeth đã từng giúp đỡ. Sau khi cô qua đời, Felix bắt đầu đọc các bài báo, tạp chí và thư từ của Elisabeth. Nhưng anh gạt bỏ những bài viết này, giống như những lời hấp hối của cô nói với anh ta. Anh ta coi đó là những lời lan man ngoan đạo. Quả thực, niềm tin vô thần của ông mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy, ông đã đến Thánh Địa Đức Mẹ Lộ Đức để nghiên cứu một cuốn sách bác bỏ những sự kiện được cho là kỳ diệu ở đó và cũng tìm cách để bác bỏ cả phép lạ chữa lành của Đức Mẹ Lộ Đức. Nhưng khi đến Lộ Đức, khi lần đầu tiên ông nhìn vào mặt tượng Đức Mẹ Lộ Đức. Khi nhìn vào khuôn mặt của Đức Mẹ, Felix đã nhận được món quà đức tin một cách trọn vẹn và sâu sắc. Ông viết: “Một cuộc cách mạng đã diễn ra trong toàn bộ con người đạo đức của tôi. Tôi hiểu vẻ đẹp thiêng liêng của tâm hồn Elisabeth và rằng cô ấy đã chấp nhận mọi đau khổ của mình và dâng hiến nó - thậm chí còn hiến dâng chính mình để tôi hoán cải. Sự hy sinh của cô là tuyệt đối, và cô tin chắc rằng Chúa sẽ chấp nhận điều đó và sẽ sớm đưa cô về với Ngài. Cô ấy cũng tin rằng Chúa sẽ hoán cải đời tôi. Và điều này đã đến ngay tại nơi này và lúc này. Nhiều năm sau khi Elisabeth qua đời, Đức Cha Fulton J. Sheen đã nghe được tất cả về cuộc đời đức tin mạnh mẽ của bà trong một kỳ tĩnh tâm. Khóa tĩnh tâm này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một linh mục và một tu sĩ Đa Minh. Tên linh mục Đa Minh là Felix Leseur. Cha Felix đã dành phần đời còn lại của mình để kể cho người khác nghe về tình yêu anh dũng và sự hy sinh của Elisabeth. Lm. Giuse Vũ Đức Thiện chuyển ngữ Nguồn: https://www.wordonfire.org/articles/redemptive-marriage-the-story-of-an-atheist-and-a-catholic/ Ngày 16 tháng 1 Năm 2024 Bài liên quan 10 phương thế để hoàn thiện cuộc sống hôn nhân Lời khuyên của Thánh Gioanna Phanxica Chantal dành cho các bậc cha mẹ Chính chúng ta thản nhiên thả con trẻ vào thế giới ảo Nhân đức trong Gia đình: Sự đáng tin cậy Nhân đức trong Gia đình: Sự tôn trọng