Gia Đình Nhân đức trong Gia đình: Trách nhiệm 1. Thế nào là trách nhiệm? Sống có trách nhiệm nghĩa là làm những việc tốt và làm với hết khả năng của mình và sẵn lòng nhận trách nhiệm cho việc mình làm. Như thế, người sống có trách nhiệm trở thành chỗ dựa tin cậy cho người khác. Người có trách nhiệm đón nhận lời khen khi làm việc tốt và chấp nhận sự sửa dạy khi phạm sai lầm. Tinh thần trách nhiệm giúp bạn trung tín với thỏa thuận của mình. Nếu bạn đồng ý làm việc gì cho gia đình hay một người bạn thì bạn không bỏ hay quên lãng nó. Bạn đảm bảo rằng bạn sẽ hoàn thành nó. Sống có trách nhiệm nghĩa là có khả năng để trả lời cho mọi tình huống. Khi phạm sai lầm, bạn nhận trách nhiệm và không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác, hay cho trí nhớ của mình “Tôi quên mất!” Nếu có gì sai trái, bạn giải thích tại sao nó xảy ra và nói lời xin lỗi. Việc nhận trách nhiệm khi phạm sai lầm như một lời khẳng định rằng tôi là người đáng tin cậy. Sống có trách nhiệm là dấu hiệu của sự trưởng thành! 2. Tại sao cần thực hành? Người khác có thể tin tưởng bạn khi bạn nhận trách nhiệm cho hành động của riêng mình. Khi đã là người có trách nhiệm, bạn làm được nhiều việc và được mọi người tin tưởng. Vì trong cuộc sống con người luôn cần biết chủ nhân của hành động hoặc để cám ơn hoặc để góp ý! Đó là lý do vì sao chúng ta cần nhận trách nhiệm về hành động mình đã thực hiện. Nếu bạn sống có tinh thần trách nhiệm, người khác biết rằng họ có thể cùng làm việc với bạn. Một người sống thiếu trách nhiệm có thể bỏ bê những gì liên quan đến họ: bài tập về nhà bị quên, lời hứa không được giữ, công việc không hoàn thành, người khác sẽ thất vọng về họ. Những người chỉ biết bào chữa thay vì nhận trách nhiệm thì cũng phạm chung một sai lầm. Họ khiến người khác sẽ băn khoăn về sự tín nhiệm nơi mình. Khi bạn sống có trách nhiệm, người khác sẽ muốn cậy dựa vào bạn! 3. Cách thực hành Nếu bạn đã đồng ý làm việc gì đó, cho dù là bài tập, là công việc nhà hay coi em nhỏ bạn hãy nghiêm túc thực hiện nó để tạo nên một niềm tin thiêng liêng. Bạn nhận trách nhiệm cho công việc mình làm. Hãy nhớ là không nên nhận những công việc quá sức mình hoặc công việc đòi hỏi quá nhiều thời gian trong khi bạn đang bận rộn. Nhận quá nhiều trách nhiệm rồi không hoàn thành thì bạn trở thành người vô trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm giúp bạn làm việc tốt bao nhiêu có thể. Nếu có lỗi sai xảy ra, không nên bào chữa cho mình nhưng sẵn sàng và sẵn lòng để làm sáng tỏ những hiểu lầm hay những sai lầm đó. Bạn đón nhận những lời khen khi mình làm việc tốt và chấp nhận chỉnh sửa khi có những sai trái. Trong trường hợp có sai lầm, bạn lắng nghe cách cẩn trọng, nhận trách nhiệm, và thực hiện điều có thể để chỉnh chu chúng. Một người có trách nhiệm sẽ thế nào? Bạn được trao một công việc ở nhà nhưng lại thích đọc sách hay xem truyền hình hơn? Bạn có quá nhiều bài tập về nhà? Bạn vừa làm vỡ một vật gì trong nhà? Bạn hứa với một người bạn là sẽ gặp họ ngay sau khi học xong nhưng sau đó bạn nhớ mình còn một buổi học âm nhạc nữa? Bạn coi em nhỏ trong một gian hàng khi mẹ bạn đi mua sắm? 4. Dấu hiệu của sự thành công Chúc mừng bạn khi: Có trách nhiệm, thực hiện công việc với hết sức của mình Tập trung vào phần việc của mình chứ không phải của ai khác Sẵn sàng đón nhận lời khen hoặc sự sửa sai Sẵn sàng làm sáng tỏ hiểu lầm Thừa nhận lỗi sai mà không bào chữa Nhận trách nhiệm mới khi đã sẵn sàng Hãy cố gắng khi: Không giữ điều đã thỏa thuận Đồng ý làm những việc vượt quá khả năng của mình Không lắng nghe người ta nói việc bạn chưa làm tốt Chú ý vào việc của người khác Bào chữa cho sai lầm của mình Làm việc cách bình bình Không nhận trách nhiệm nếu không bị ép buộc Khẳng định: Tôi là người có trách nhiệm. Tôi làm việc với hết khả năng của mình và cố gắng giữ điều thỏa thuận. Tôi đón nhận cả lời khen lẫn sự sửa sai vì hành động của mình. Trích sách: The Family Virtues Guide Chuyển ngữ: Hướng Dương Nguồn: dongten.net Ngày 20 tháng 9 Năm 2022 Bài liên quan 10 phương thế để hoàn thiện cuộc sống hôn nhân Lời khuyên của Thánh Gioanna Phanxica Chantal dành cho các bậc cha mẹ Chính chúng ta thản nhiên thả con trẻ vào thế giới ảo Nhân đức trong Gia đình: Sự đáng tin cậy Nhân đức trong Gia đình: Sự tôn trọng